Diễn biến Trưng cầu dân ý Krym 2014

Tước quyền Anatolij Mohiljow

Sau khi các phe nhóm vũ trang lạ chiếm tòa nhà quốc hội Krym ở Simferopol ngày 27.02.2014, họ treo cờ Nga lên và dựng rào cản, những đại biểu quốc hội có mặt được cho phép vào, nhưng phóng viên báo chí không được tham dự, vì đó là cuộc họp kín.[3] Trong cuộc họp đặc biệt đó 64 đại biểu có mặt, theo lời của nữ phát ngôn viên quốc hội, 61 đại biểu đồng ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về về nền độc lập của Krym vào ngày 25.05.2014, cùng ngày với cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraina.[4]
Trong cuộc họp đó đương nhiệm thủ tướng của Krym từ ngày08.11.2011, Anatolij Mohiljow, của đảng Các Vùng (PR) bị hạ bệ, được thay thế bởi ông Sergei Aksjonow (đảng Nga Thống nhất). Aksjonow tuyên bố lần đầu tiên vào ngày 1.03.2014, sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý cho nền độc lập vào ngày 30.03.2014.[5] Vào ngày 6 tháng 3 quốc hội của Cộng hòa tự trị Krym lại quyết định dời cuộc trưng cầu dân ý một lần nữa vào ngày 16.03.2014.[6]

Diễn tiến cho tới trưng cầu dân ý

Hội đồng dân tộc Krym Tatar tuyên bố, cuộc trưng cầu dân ý này là bất hợp pháp, và kêu gọi dân chúng Krym Tatar tẩy chay cuộc bầu cử.[7] Chính quyền tạm thời ukraina ở Kiev tuyên bố việc thay đổi thủ tướng ở Simferopol là bất hợp pháp.
Chính quyền ở Kiev cũng cho là cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp, và không thỏa hiệp với hiến pháp Ukraina, làm như vậy chính quyền ở Krym đã vượt qua thẩm quyền mà hiến pháp cho phép họ. Tổng thống tạm thời Olexandr Turtschynow cho ban hành một sắc lệnh hủy bỏ quyền quyết định đó của quốc hội Krym.[8].
Quốc hội Krym mời tổ chức OSCE tới quan sát cuộc trưng cầu dân ý.[9] Nhưng tổ chức này từ chối, với lý do là cuộc trưng cầu này không thỏa hiệp với hiến pháp và không có lời mời của chính phủ Ukraina.[10]

Phản ứng quốc tế

Tất cả các thành viên của G8 (ngoại trừ Nga) cũng như chủ tịch của Ủy hội châu Âu và chủ tịch của Ủy ban châu Âu tuyên bố vào ngày 12.03.2014, sẽ không công nhận cuộc trưng cầu dân ý ở Krym. Sự sáp nhập Krym vào Nga là vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, vi phạm cam kết của Nga đối với Hiệp ước Helsinski vào năm 1975, đối với hợp đồng thân hữu và hợp đồng được đóng quân với Ukraina vào năm 1997 và Giác thư Budapest (tháng 12 năm 1994).[11]
Quốc hội Liên minh Âu châu ủng hộ những quyết định này vào ngày 13.03.2014.[12] và đòi hỏi những quân đội của Nga đóng quân ở Ukraina bất hợp pháp phải rút về ngay lập tức. Họ cũng đòi hỏi chính phủ Ukraina phải bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thiểu số trong nước, gồm cả quyền của người Ukraina gốc Nga. Họ đòi hỏi phải đưa ra những luật lệ bao quát về ngôn ngữ, nhằm nâng đỡ tất cả các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số.
Vào ngày 15.03, một ngày trước cuộc trưng cầu dân ý, Nga phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc, đồng minh của Nga trong Hội đồng Bảo an bỏ phiếu trắng trong khi tất cả 13 thành viên còn lại của hội đồng đều bỏ phiếu thuận cho rằng cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập cho Krym vào ngày 16.03 là không có giá trị pháp lý.[13]

Cuộc bầu cử

Cuộc trưng cầu dân ý về việc có li khai khỏi Ukraine để sáp nhập với Nga diễn ra vào ngày 16.03.2014. Khoảng 1,5 triệu có quyền đi bầu có 2 lựa chọn (bằng tiếng Nga, Ukraina, và krymtatar):[14]

  1. Ông (bà) có muốn Krym thống nhất với Nga?
  2. Ông (bà) có muốn Krym là một phần của Ukraina theo hiến pháp của Cộng hòa Krym vào năm 1992?

Không có sự lựa chọn tiếp tục là một phần của Krym với hiến pháp hiện thời, hay với nhiều quyền tự trị hơn.[15][16][17]
Chủ tịch ủy ban bầu cử, Mikhail Malyshev, tuyên bố kết quả tạm thời, theo đó 95,5% phiếu bầu đồng ý thống nhất Krym vào nước Nga, 3,5% lựa Krym là một phần của Ukraina và 1% phiếu không hiệu lực. Số người đi bầu khoảng 82%. Sau đó theo thông tấn xã Nga RIA Novosti 96,77 % khoảng 1,233 triệu phiếu đồng ý nhập vào Nga. Số người đi bầu là 83,1%.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trưng cầu dân ý Krym 2014 http://www.wienerzeitung.at/nachrichten/europa/eur... http://bazonline.ch/ausland/amerika/Nasa-stoppt-Zu... http://www.nzz.ch/aktuell/international/auslandnac... http://www.businessweek.com/news/2014-03-10/crimea... http://www.huffingtonpost.com/2014/03/06/crimea-re... http://www.latimes.com/world/worldnow/la-fg-wn-cri... http://www.nytimes.com/2014/02/28/world/europe/ukr... http://referendum-rt.com/ http://www.reuters.com/article/2014/03/11/us-ukrai... http://www.reuters.com/article/2014/03/15/us-ukrai...